Nắp Cống Kiến Hưng chuyên sản xuất các loại nắp hố ga, song chắn rác, nắp bể cáp bằng gang. Các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008. Trong bài viết này, Nắp Cống Kiến Hưng sẽ giới thiệu chi tiết tiêu chuẩn iso 9001:2008 là gì và đối tượng áp dụng là ai cho quý khách hàng hiểu rõ.
1. ISO 9000 là gì?
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi loại hình tổ chức/doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và thường xuyên nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm các tiêu chuẩn cơ bản là:
- ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng — Cơ sở và từ vựng
- ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng — Các yêu cầu
- ISO 9004:2009 Quản lý tổ chức để thành công bền vững
- ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý
ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với việc xây dựng và chứng nhận một hệ thống quản lý chất lượng tại các tổ chức/doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp về vấn đề chất lượng thông qua 5 yêu cầu sau:
- Hệ thống quản lý chất lượng
- Trách nhiệm của lãnh đạo
- Quản lý nguồn lực
- Tạo sản phẩm
- Đo lường, phân tích và cải tiến
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 sẽ giúp các tổ chức/doanh nghiệp thiết lập được các quy trình chuẩn để kiểm soát các hoạt động, đồng thời phân định rõ việc, rõ người trong quản lý, điều hành công việc. Hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp CBNV thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và thường xuyên cải tiến công việc thông qua các hoạt động theo dõi và giám sát. Một hệ thống quản lý chất lượng tốt không những giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự thỏa mãn của khách hàng và còn giúp đào tạo cho nhân viên mới tiếp cận công việc nhanh chóng hơn.
ISO 9000 được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành lần đầu tiên vào năm 1987. Trước đó vào năm 1959, Cơ quan quốc phòng Mỹ đã ban hành tiêu chuẩn MIL-Q-9858A về quản lý chất lượng bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở sản xuất trực thuộc. Dựa trên tiêu chuẩn quản lý chất lượng của Mỹ, năm 1968, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO đã ban hành tiêu chuẩn AQAP-1 (Allied Quality Assurance Publication) quy định các yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát chất lượng trong ngành công nghiệp áp dụng cho khối NATO. Năm 1979, Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) ban hành tiêu chuẩn BS 5750 – tiêu chuẩn đầu tiên về hệ thống chất lượng áp dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp và là tiền thân của tiêu chuẩn ISO 9000 sau này. Cho tới nay, ISO 9000 đã qua các kỳ sửa đổi vào các năm 1994, 2000 và hiện tại là tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
2. Đối tượng áp dụng
ISO 9001:2008 có thể áp dụng đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp, không phân biệt phạm vi, quy mô hay sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Tiêu chuẩn được sử dụng cho các mục đích chứng nhận, theo yêu cầu của khách hàng, cơ quan quản lý hoặc đơn thuần là để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.
3. Lợi ích
Để duy trì sự thỏa mãn của khách hàng, tổ chức phải đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. ISO 9001:2008 cung cấp một hệ thống đã được trải nghiệm ở quy mô toàn cầu để thực hiện phương pháp quản lý có hệ thống đối với các quá trình trong một tổ chức, từ đó tạo ra sản phẩm đáp ứng một cách ổn định các yêu cầu và mong đợi của khách hàng. Những lợi ích sau đây sẽ đạt được mỗi khi tổ chức thực hiện có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001:2008:
- Giúp tổ chức, doanh nghiệp xây dựng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm soát công việc;
- Phòng ngừa sai lỗi, giảm thiểu công việc làm lại từ đó nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc;
- Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức;
- Hệ thống văn bản quản lý chất lượng là phương tiện đào tạo, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm;
- Giúp cải tiến thường xuyên chất lượng các quá trình và sản phẩm;
- Tạo nền tảng để xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả;
- Nâng cao uy tín, hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp…
4. Các bước triển khai
Quá trình triển khai ISO 9001:2008 đóng vai trò rất quan trọng để đạt được những lợi ích đầy đủ của hệ thống quản lý chất lượng (Quality Management System – QMS). Để thực hiện thành công QMS, tổ chức cần triển khai theo trình tự 6 bước cơ bản sau đây:
- Đánh giá thực trạng
- Xây dựng tài liệu
- Triển khai áp dụng
- Kiểm tra giám sát
- Đánh giá, cải tiến
- Chứng nhận, duy trì
Các bước này được cụ thể hóa qua 5 giai đoạn triển khai sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
- Xác định mục đích, phạm vi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng;
- Lập Ban chỉ đạo dự án ISO 9000 hoặc phân công nhóm thực hiện dự án (đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ);
- Bổ nhiệm/phân công Đại diện Lãnh đạo về chất lượng và thư ký/cán bộ thường trực (khi cần thiết);
- Tổ chức đào tạo nhận thức chung về ISO 9000 và phương pháp xây dựng hệ thống văn bản;
- Đánh giá thực trạng;
- Lập kế hoạch thực hiện.
Giai đoạn 2: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
- Thiết lập các quy trình để chuẩn hóa cách thức thực hiện, kiểm soát các quá trình trong hệ thống;
- Xây dựng hệ thống văn bản bao gồm:
- Chính sách, mục tiêu chất lượng;
- Sổ tay chất lượng;
- Các quy trình kèm theo các mẫu, biểu mẫu và hướng dẫn khi cần thiết.
Giai đoạn 3: Triển khai áp dụng
- Phổ biến, hướng dẫn áp dụng các quy trình, tài liệu;
- Triển khai, giám sát việc áp dụng tại các đơn vị, bộ phận;
- Xem xét và cải tiến các quy trình, tài liệu nhằm đảm bảo kiểm soát công việc một cách thuận tiện, hiệu quả.
Giai đoạn 4: Kiểm tra, đánh giá nội bộ
- Tổ chức đào tạo đánh giá viên nội bộ;
- Lập kế hoạch và tiến hành đánh giá nội bộ;
- Khắc phục, cải tiến hệ thống sau đánh giá;
- Xem xét của lãnh đạo về chất lượng.
Giai đoạn 5: Đăng ký chứng nhận
- Lựa chọn tổ chức chứng nhận;
- Đánh giá thử trước chứng nhận (nếu có nhu cầu và khi cần thiết);
- Chuẩn bị đánh giá chứng nhận;
- Đánh giá chứng nhận và khắc phục sau đán ## Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là gì? (tiếp)
5. Các nguyên tắc của ISO 9001:2008
ISO 9001:2008 đưa ra 8 nguyên tắc quản lý chất lượng cơ bản sau:
- Tập trung vào khách hàng: Tổ chức phải xác định nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và nỗ lực vượt trội hơn kỳ vọng của khách hàng.
- Lãnh đạo: Lãnh đạo giữ vai trò quyết định sự thành công lâu dài của tổ chức. Lãnh đạo cần thiết lập mục tiêu, hướng dẫn điều hành và tạo môi trường thuận lợi cho nhân viên tham gia đóng góp vào mục tiêu chất lượng.
- Sự tham gia của mọi người: Mọi người ở mọi cấp độ là yếu tố quan trọng để tổ chức thành công. Lãnh đạo cần tạo điều kiện thuận lợi để mọi người đóng góp vào mục tiêu chất lượng.
- Tiếp cận theo quá trình: Kết quả mong muốn đạt được hiệu quả hơn khi các nguồn lực và hoạt động được quản lý như một quá trình.
- Tiếp cận hệ thống đối với quản lý: Xác định, hiểu và quản lý các quá trình tương tác sẽ đóng góp vào khả năng đáp ứng mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả hơn.
- Cải tiến liên tục: Cải tiến liên tục phải là mục tiêu vĩnh cửu của tổ chức.
- Tiếp cận quyết định dựa trên bằng chứng: Quyết định hiệu quả dựa trên phân tích dữ liệu và thông tin đáng tin cậy.
- Mối quan hệ hợp tác với nhà cung cấp: Tổ chức và nhà cung cấp phụ thuộc lẫn nhau, mối quan hệ hợp tác sẽ tăng khả năng cả hai bên tạo ra giá trị.
Những nguyên tắc trên hình thành nền tảng để xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
6. ISO 9001:2015
Vào tháng 9 năm 2015, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã phát hành phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001, đó là ISO 9001:2015.
So với phiên bản cũ ISO 9001:2008, ISO 9001:2015 có một số thay đổi đáng chú ý:
- Tăng cường tầm quan trọng của lãnh đạo cấp cao
- Nhấn mạnh vào rủi ro & cơ hội
- Áp dụng tiếp cận quá trình và suy nghĩ dựa trên rủi ro
- Linh hoạt hơn trong việc áp dụng các yêu cầu
- Chú trọng đến mối quan hệ với bên ngoài
Nhìn chung, ISO 9001:2015 tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện hoạt động và hiệu quả của tổ chức, thay vì chỉ đáp ứng các yêu cầu về giấy tờ.
Các tổ chức đã được chứng nhận ISO 9001:2008 cần chuyển đổi sang phiên bản mới ISO 9001:2015 trong vòng 3 năm kể từ khi tiêu chuẩn này được ban hành.
Các loại nắp gang thoát nước thông dụng – Bản vẽ chi tiết
Tóm tắt nội dung1. ISO 9000 là gì?2. Đối tượng áp dụng3. Lợi ích4. Các [...]
4 loại nắp gang thông dụng cho các công trình xây dựng
Tóm tắt nội dung1. ISO 9000 là gì?2. Đối tượng áp dụng3. Lợi ích4. Các [...]
Chính sách bảo hành
Tóm tắt nội dung1. ISO 9000 là gì?2. Đối tượng áp dụng3. Lợi ích4. Các [...]
Bảng giá lưới chắn rác gang, composite mới nhất
Tóm tắt nội dung1. ISO 9000 là gì?2. Đối tượng áp dụng3. Lợi ích4. Các [...]
Tiêu chuẩn BS EN 124:1994 cho nắp hố ga và song chắn rác
Tóm tắt nội dung1. ISO 9000 là gì?2. Đối tượng áp dụng3. Lợi ích4. Các [...]